Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Đèn Cù, bản cáo trạng trước khi đèn bị cháy (P2) - Chuyện xin làm chư hầu và công hàm bán nước



I I. Chuyện xin làm chư hầu và công hàm bán nước

Tôi cho rằng, đọc Đèn Cù nhiều người sẽ tức như bị bò đá. Mặc dù chẳng mấy người có kinh nghiệm về chuyện bị bò đá là như thế nào, tuy nhiên, tất cả đều cảm nhận được ý của câu nói ví “ngu như bò”. Nó ngu vậy mà mình bị nó đá thì chắc là tức lắm!? Thật vậy, trong Đèn Cù ngoài câu chuyện dở hơi, bò đá: "Minh, Chinh, Giáp không muốn đánh miền Nam, chỉ nhóm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ là muốn giải phóng miền Nam bằng võ lực” như ở đoạn trên tôi đã đề cập đến, bạn cẩn thận, sẽ còn bị nhiều cú bò đá khác nữa.

a. Chuyện xin làm chư hầu cho Trung cộng

Trần Đĩnh, gặp Trường Chinh từ khi lên Atêka vào tuổi 19, đã sống ở trong những khu nhà lá ấy, đã lên hội trường học tập, đã nhận lệnh viết tường thuật vụ án của bà Năm. Đã nghe chuyện "tới bến" của Trường Chinh, đã bàn chuyện thích "gái nạ dòng" của Hồ Chí Minh. Chuyện "quá dài" của Chu Đức do "bác" mang về. Tóm lại, đủ cả, chuyện lớn chuyện nhỏ, chuyện ta, chuyện người, chuyện chính trị, chuyện quân sự đều lần lượt theo nhau vào Đèn Cù, cùng quay tít. Kể cả chuyện Trần Đĩnh được đề cử sang Trung Quốc du học cũng có ý kiến của Chinh. Việc Chinh muốn viết nhật ký để "tập hợp" nhân sự chống Duẩn, cũng có mặt Đĩnh. Nhưng có một chuyện, chuyện thật lớn. Chuyện liên hệ đến vận mệnh của đất nước. Chuyện Trường Chinh vào tháng 8-1951, viết văn thư, nhân danh TBT đảng CS, dưới cái bảng hiệu “Ủy ban hành chánh kháng chiến năm thứ 7” kêu gọi đồng bào Việt Nam "bỏ chữ quốc Ngữ mà học chữ Tàu. Bỏ thuốc tây, dùng thuốc Tàu" để xin làm chư hầu cho Trung Cộng vì TC không chỉ là bạn ta nhưng còn là thầy của ta nữa: "ai cũng biết, mình Đĩnh thì không? Nên nhớ, đây là văn thư đầu tiên mang dấu ấn đặc biệt của tập đoàn nô lệ, lấy danh tính Việt Nam, bán nước cầu vinh được gởi đi khắp nơi. Tờ báo Tiếng Dội ở mãi Sài Gòn, chẳng thuộc hạng mục của CS, cũng đăng bản văn này, và có lẽ ở trong Atêka cũng cho học tập nhiều? Chuyện nổ như thế, lẽ nào Trần Đĩnh ở Atêka lại không hay? Và không có một chữ nào về nó trong Đèn Cù! Lạ, đến lạ!

Bảo Trần Đĩnh không biết, cũng không được. Bảo Trần Đĩnh có thông đồng nên dấu đi cũng không xong! Vì nói thế là tôi có lỗi với tác giả. Có lỗi vì nói thế có khác gì bảo Trần Đĩnh đã… khuyết tật cả mắt, tai mũi họng lại thêm gian dối. Khuyết tật vì chuyện nổ ra từ trong lán nứa với mình mà không biết, làm sao biết những chuyện ở xa mà viết? Có chăng là nói gian! Thật là khó nghĩ.

Quả thật, đây chính là một trong những điểm đáng thất vọng của Đèn Cù. Vẫn biết Đèn Cù được giới thiệu như là “truyện tôi”. Nhưng “Truyện tôi” không có nghĩa là không có liên hệ đến truyện người, truyện nhà, truyện nước. Đặc biệt, trong trường hợp này lại vì Truyện Nước mà Trần Đĩnh thoát ly, bỏ nhà để dinh tê về Ateka. Về Ateka là lo về việc nước? Khi lo việc nước, có người cầm súng chiến đấu, người đào hầm, kẻ vót chông, kẻ gài mìn. Có người cầm bút thông tin tuyên truyền. Khi làm thông tin thì có tin tức nào liên hệ đến việc Nước mà không truyền đi cho mọi người được biết! Như thế, nhiệm vụ Vì Nước của Trần Đĩnh không nhỏ, lẽ nào Đĩnh lại không một chữ về chuyện này sau mấy chục năm? Cho phép tôi nghi ngờ về cái tinh thần nhân bản, nghi ngờ về tinh thần kẻ sĩ vì nước của tác giả trong chuyện này! Nghi ngờ vì có thể đây là một bí ẩn ghê gớm lắm, hay là cái nhục của đảng CS, nên tác giả đến hôm nay đầu đã bạc, đảng tịch đã bị truất vẫn không dám viết ra! Và nghi ngờ là nó có liên quan đến ông "tướng sợ làm chủ quản cả tinh thần" như tác giả đã xác nhận trong Đèn Cù?

Ai cũng biết, đây là một chuyện có ảnh hưởng đến thể diện, danh tính và vận mệnh tồn vong của đất nước. Kết quả thành hay bại của thì không do tờ giấy đó tạo ra. Tuy nhiên, tác giả Đèn Cù, người có sinh hoạt trực tiếp trong một thời gian dài với kẻ đã viết ra bản văn ô nhục này mà không một lời nhắc đến nó trong tác phẩm "để đời" của mình xem ra là có lỗi với đất nước. Có lỗi vì thiếu sót, hay vì Trường Chinh là mẫu lý tưởng của tác giả thì đều là có lỗi. Đây không phải là cái lỗi với một ai, nhưng là lỗi với đất nước. Một kẻ sĩ nếu vì đất nước mà dung túng những hành vi của kẻ bán nước thì chắc không thể được gọi là kẻ sĩ. Có chăng là kẻ đồng mưu với tội bán nước? 

Chẳng ai nghĩ tác giả đồng mưu, chỉ thắc mắc tại sao không một dấu vết trong Đèn Cù, đã thế lại còn bao che cho Khu không phải là kẻ phù Tàu. Thử hỏi, người viết ra bản văn ấy không phò Tàu thì trên thế gian này liệu còn kẻ nào phò Tầu nữa hay sao? Cũng thế, nếu Trường Chinh không phò Tàu thì Đồng, Giáp, Duẩn, Thọ và sau này là những Mười, Linh, Phiêu, Kiệt, Mạnh, Dũng, Sang, Trọng… tuy có cúi người như gập mình xuống đất trước những quan cán Tàu… đều không phò Tàu. Họ chỉ làm việc theo nghị quyết bán nước của đảng CS vỏn vẹn có 16 chữ để đổi lấy vinh hoa thôi! Rồi cái việc Phạm Vũ Luận, cách đầy vài ba năm đưa ra dự thảo cho trẻ em bậc tiểu học, học tiếng Tàu chắc cũng không phải là có ý phò Tàu. Có lẽ Luận chỉ lo trước cho các em mai sau bị mang quốc tịch Tàu theo chủ trương của CS nhưng không biết tiếng lạ thì trăm đường khổ. Nên Luận đề ra chương trình này để giúp các em mà thôi! Chuyện có đáng gì mà om xòm! Vâng, chả đáng gì, xin cám ơn cái “lòng tốt” của bác đảng nhá. Tuổi trẻ Việt Nam khôn hơn những lý luận nô lệ ấy nhiều.

b. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng

Trần Đĩnh viết: “Tôi hỏi anh (Bút Thép) một vấn đề mọi người đang bận tâm: tại sao ta và Diệm đang tranh nhau Hoàng Sa cả ở trên báo mà đùng một cái ta lại công nhận và hoan nghênh Trung Quốc thu hồi Hoàng Sa?- Mày ấu trĩ bỏ mẹ! Theo hiệp định Genève thì chỗ ấy dưới vĩ tuyến 17 phải là của Diệm. Để cho ông anh Trung Quốc chứ không để Mỹ nó vào nó xây căn cứ hải quân sát nách à? (tr 105). Thế là tôi nghĩ ngay - y như Đảng lúc bấy giờ -- mai kia ta cần, bạn lại trả cho ta, đi đâu mà mất, miễn là về phe ta.”

Hy vọng bạn không bị bò đá, và cũng đừng quăng cuốn sách đi. Người cộng sản là thế đấy. Tổ quốc của họ không hơn tổ có. Nó không nặng bằng chén cơm! Nó sẵn sàng đổi, dâng cả cái giang sơn này cho kẻ ngoại để được ngồi trên một cái ghế. Nó không có cái tính nhân văn, yêu tổ quốc thương đồng bào như người Việt Nam chúng ta. Họ có thể nhắc đến một địa danh, nơi mà chúng ta đã khóc. Hơn thế, đã đổ máu ra để bảo vệ trước đây, và nay bao người lại bị vào tù, bị CS tra tấn vì bảo nó là của Việt Nam, như nhắc đến một câu chuyện diễu, chuyện lá cải, dửng dưng không một chút bận lòng. Bạn ủy mị, bạn là dân, bạn khóc sông, khóc núi, khóc tổ quốc quê hương, xót đồng bào tang thương. Họ mạnh mẽ hơn ta, họ dày dạn hơn ta. Họ là đảng viên cộng sản, là quan cán, họ có khóc là khóc “Mao chủ tịch”. Có thờ là “thờ Stalin” để kiếm phần sôi. Ai rỗi hơi mà khóc Hoàng Sa, Trường Sa! Khóc cho một địa danh mà lãnh đạo của họ đã đem dâng, đem bán cho Tàu cách đây hơn nửa thế kỷ trước, để lấy tiền mua súng đạn, mua dép râu, mũ cối vào Nam thịt người anh em mình. Để tôi khóc, anh khóc, cô nhi quả phụ khóc, con dân Việt Nam khóc, Mẹ Việt Nam khóc.

Phần họ thì cười! Cười như một chuyện mua vui, không một phản ứng. Thực lòng, đọc đến đoạn viết này, tôi thấy buồn. Buồn tê tái. Tôi thấm nỗi buồn dù đã biết rất rõ về sách lược tam vô và nghề tẩy não của họ. Tôi vẫn bất ngờ khi thấy tác giả, một người được đánh giá là “còn nhân bản tính” không theo Duẩn, Thọ mở chiến tranh vào miền Nam, sợ làm chảy máu đồng bào Việt Nam, nhưng lại rất hời hợt khi nhắc đến nỗi đau, quặn thắt tim lòng người Việt Nam về chuyện Phạm Văn Đồng công khai dâng đất của Tổ Quốc Việt Nam cho Trung cộng. Đã hời hợt thế, xem ra còn khá là vui vẻ, thoái mái, và hài hòa, đồng cảm với đảng cộng sản trong ý nghĩ của mình "Thế là tôi nghĩ ngay - y như Đảng lúc bấy giờ - mai kia ta cần, bạn lại trả cho ta, đi đâu mà mất, miễn là về phe ta". Thú thật, muốn quẳng mẹ cuốn sách đi.

Xưa nghĩ thế, nay khi viết Đèn Cù, vào năm 2014, tác giả nghĩ gì? Có bảo vệ cái ý nghĩ xưa hay không? Đây có phải là một tội phạm với đất nước không? Hay là vì tinh thần vô sản quốc tế? Và vì tình hữu nghị, vì 16 chữ vàng? Và tôi muốn hỏi rằng: thưa tác giả Trần Đĩnh, nay ta đã cần lấy lại hay chưa? Và bạn sắp trả lại cho ta hay chưa? Hay nó sẽ nuốt gọn, phần con dân Việt Nam nếu bảo Hoàng Sa, Trường Sa là đất của Việt Nam là sẽ bị tập đoàn CS đưa vào nhà tù, là rước lấy họa vào thân? Thật là kinh hãi vì cái lối lý luận đầy trí tuệ này. Vì nó lý luận như thế ấy, nên khi người Việt Nam bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa là sai?. Sai nom thấy. Sai vì không hiểu chuyện. Sai vì không biết ý đồ của tác giả và nhà nước cộng sản đã sắp sẵn một kế hoạch lớn là” Chờ khi Việt Nam làm chư hầu cho Trung Cộng, Việt Nam trở thành một khu tự trị dưới quyền lãnh đạo của Bắc Kinh thì chẳng cần đòi, Trường Sa, Hoàng Sa lại thuộc về ta! Kế hoạch lớn của CS đấy, còn ai không phục nào?

Rồi chuyện “Thành Đô”, chuyện về những hiệp thương biên giới để đưa Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, Tục Lãm, quá nửa vịnh Bắc Bộ… sang đất người cũng thế. Tất cả là máu xương là nỗi đau của Dân Tộc, Trần Đĩnh cũng không một lần nhắc đến. Không nhắc đến một chữ không phải là vì Trần Đĩnh bị khuyết tật tai mũi họng. Hay không có liên hệ với “truyện tôi”, nhưng có lẽ là chuyện chẳng đáng lo. Mai kia cũng là của ta hết. Bạn ta giữ thì cũng như là ta, “bên kia biên giới cũng là anh em” nhỉ? (Tố Hữu). Cộng sản là thế, họ đi buôn xương bán máu dân tộc, đã toan tính như thế nên việc những Điếu Cày, Phương Uyên, Việt Khang… vào tù không có chi là lạ!

III. Chuyện xét lại

Câu chuyện về xét lại là chuyện lớn nhất trong Đèn Cù, nó gần như trải dài trên toàn bộ cuốn sách. Nó lớn và trải dài cũng là phải. Bởi lẽ, nó chính là động lực để cho Đèn Cù ra đời. Ra đời vì nhiều lý do. Trước hết, giới thiệu thành phần chủ lực của xét lại gồm Hoàng Minh Chính, tác giả và một số bằng hữu trong nhóm bạn văn thơ, báo chí như Lê Đạt, Huy Văn, Trần Châu… là nhóm không thích chiến tranh nê kẻ bị bắt, kẻ bị tù. Rồi bị khai trừ đảng! Thứ hai, tố giác đích danh dàn ngựa Tàu do Duẩn, Thọ, Hữu dẫn đầu, chủ chiến mở chiến tranh vào nam, làm chết đồng bào mình, lại còn ép thiếu tá Hồ Quang trong đội quân của Chu Đức ở Quảng Đông, hiện được bố trì làm chủ tịch nhà nước Việt cộng “không được bỏ phiếu, không được nói gì trong đại hội”, phần Chinh, Giáp thì sửa soạn quần áo vào va ly mà đi nghỉ mát ngoài hoang đảo. Thứ ba, tỏ nỗi thất vọng vì tam xên Minh, Chinh, Giáp… yếu quá, bị đè nên phải theo Mao! "Nhưng rồi Trường Chinh mà tôi rất tin là chống Mao đã cuốn cờ… Và Bác cũng lui vào sau cánh gà nốt, góp phần vào cuộc diễn tấu hùng ca bằng những bài thơ thúc trống trận" (tr263). Làm tác giả bị vạ lây!

Tôi đang có một thắc mắc lớn. Không biết là tác giả Đèn Cù đã về thành phố chưa, hay ông ta vẫn còn là phóng viên cho báo “sự thật” của CS ở trong những khu nhà vách nứa ở Atêka?

Sở dĩ tôi thắc mắc như thế là vì muốn biết cho chắc ông ta đang ở đâu? Nếu như ông ta đang ở Atêka mà viết hướng dẫn dư luận như thế là đúng sách của nhà nước Việt cộng. Cứ nói bừa, phát thanh bừa cũng có người nghe, vì chẳng có chuyện gì khác ngoài cái chữ… bừa! Nhưng nếu đã về sống ở thành phố, nhất là đang ở vào thời đại thông tin toàn cầu mà tác giả viết bừa theo cái kiểu tuyên truyền ấy thì thật là khó coi, nếu như không muốn nói là ấu trĩ. Bởi vì:

Thứ nhất, Đèn Cù là thao thức lớn của tác giả, là nỗi đau của “xét lại”. Độc giả là những người ở thế kỷ 21, đang sống cách cái thời của tác giả ở Atêka đến 60 năm. Có thể nói, vì đi sau, họ nghe, biết khá rõ về thành tích, tư cách, tính thiện ác của từng nhân vật trong dàn voi giấy, ngựa giấy, chó giấy mà tác giả thường nhắc đến ra sao. Họ chờ tác giả, cho họ thấy được những sự thật liên quan đến những đương sự này để họ có thêm những dữ kiện mà đánh giá thực hư hơn là nghe tuyên truyền. Kết quả, chuyện chờ không thấy. Lại thấy, một lối xảo thuật tuyên truyền chính gốc của CS trong thập niên 50, 60 thế kỷ trước, muốn lôi kéo những người đi sau về với cái tư tưởng rêu mốc, bệnh hoạn cho rằng HCM tốt lắm, thương dân lắm. Chinh “đáng làm bí thư suốt đời” và Giáp không tham chiến! Trong khi đó, cho đến khi tay bắt chuồn chuồn, Hồ Chí Minh vẫn viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người(Hồ không nói gì đến hy sinh của cán bộ, của đảng). Dù sao chúng ta cũng phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”(Di chúc).

Chẳng lẽ Trần Đĩnh không có cảm nhận, viết như thế là sai, là gian ư? Gian vì muốn lôi kéo những người đi sau vào cuộc thương ghét, hận thù của chính tác giả đã trải qua. "Yêu Chinh, ghét Duẩn" tạo ra cái hỏa mù là cộng sản với tam xên Minh, Chinh, Giáp tốt, không muốn mở chiến tranh, là ông thánh, là đỉnh cao vòi vọi! Người đi sau không nên có thành kiến với những nhân vật này. Trái lại, cứ việc bái lạy y! Có trách, có chống thì chỉ nên chống dàn ngựa Tàu là Duẩn, Thọ, Hữu mà thôi. Rồi thêm sai vì tác giả đã không dám nhìn một thực tế là. Ngay từ trước thời di cư 1954, chẳng còn ai xa lạ với những khuôn mặt cùng hung, cực ác trong tập đoàn cộng sản Hồ Chí Minh. Dân chúng đã quá sợ hãi những cảnh cán bộ, đảng viên CS đem dao mã tấu đến gõ cửa nhà dân vào giữa đêm rồi. Chẳng ai muốn nghe theo chúng nữa. Và đó cũng là lý do họ tháo chạy khỏi miền Bắc, trong đó có cả cha mẹ và anh em của tác giả đấy.

Chuyện rõ ràng như thế, lẽ nào tác giả không biết? Không biết nên cứ thổi ống làm Đèn Cù tự bốc hỏa, cháy nham nhở. Nó làm chính tác giả bị tổn thương, bị đồng hóa với làng thổi. Bởi vì, sớm, muộn gì cộng sản cũng bị tiêu diệt. Càng thổi ống đu đủ cho Y bao nhiêu là làm hại chính bản thân mình và xã hội bấy nhiêu. Vẫn biết, vết chân trâu đi trong trời mưa có đọng lại chút nước, nhưng không dễ làm người đi sau trượt té xuống vũng bùn. Cũng chẳng ai muốn đầm mình trong vũng nước ấy. Nghĩa là, người Việt Nam hôm nay dù chưa thoát ách cộng sản, nhưng tầm kiến thức của họ không phải chỉ đặt vào trong những hàng chữ to mà quý ông đã viết, đã dán ở khắp đầu đường đến xó chợ ở trong lòng phố, lại còn kéo cả về nông thôn mà khuấy động nữa. Nói toạc ra là, cái thời đại oanh liệt cán cộng dùng dao mã tấu chém chữ đã chết rồi. Người dân Việt sẽ không nằm trong cái vũng bùn ấy mà ọp ẹp như loài cóc, Hồ Chí Minh “oán sối, oán sối” và chờ “bạn ta sẽ trả đất lại cho ta” đâu. Trái lại, sẽ là cuộc đứng dậy để có một ngày mai không cộng sản. Theo đó, chuyện tuyên truyền cho CS chẳng lừa được ai nữa. Nó không đáng một đồng xu. Đồng xu vốn đã chẳng còn giá trị, nay càng mạt hơn, vì mua một bó rau muống cũng phải cần đến 5, 7 ngàn đồng!

Nói thế là thẳng mực, chẳng nghiêng bên tàu, cũng chẳng đổ sang tây. Chỉ tiếc. Tiếc vì mãi đến hôm nay, sau hơn 40 năm bị khai trừ ra khỏi cái tổ chức CS, tác giả vẫn như người trong cơn mê sảng, đầu óc quay cuồng như ngày bị tước mất lá bài miễn tử là tấm thẻ đảng! Thật tội! Bạn tôi bảo, vì bị tẩy não, bị nhồi sọ quá lâu, nên tác giả không hiểu được lý do tại sao, một bà mẹ, do chính tác giả viết trong cuốn sách này, chắp tay lạy người con mà bà đã cưu mang, đã đẻ dứt ruột ra, sau khi anh ta bỏ nhà ra đi theo cộng sản và trở về, thay vì ôm lấy con vào lòng? Chẳng lẽ tác giả không biết đó cũng là trường hợp của chính bản thân, hay của những cha mẹ có con cái đi theo Việt cộng ư? Có phải họ không muốn nhìn con? Không, không phải thế. Họ chỉ không muốn nhìn thấy cái gian dối do con cái của họ mang vào nhà thôi! Bà không còn thương con, không muốn dạy cho nó trở thành người tử tế hay sao? Thưa, bà đã biết là không có thuốc chữa. Bằng chứng ư? Chính Trần Đĩnh đã đau xót lẫn tiếc nuối khi bị khai trừ ra khỏi cái tổ chức đầy gian trá ấy, thay vì vui mừng mở tiệc vì nhìn thấy ánh sáng mới của cuộc đời!

Trần Đĩnh viết “tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại... Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên..:.(tr486). Trần Đĩnh có là một trong những Minh Trường này không? Thật là tội cho bà mẹ Việt Nam.

Nhớ lại, từ khi bắt dầu đọc những dòng tô son, kẻ phấn, sơn phết dầu bóng ở bên ngoài cái Đèn Cù của nhà báo Ngô Nhân Dụng, tôi không nghĩ là mình sẽ viết đôi ba điều. Nhưng nay, tôi buộc tôi phải viết. Viết vì tác giả vẫn cứ “nửa nạc, nửa mỡ” cho cái chủ thuyết cộng sản ấy là vô địch, là con đường thần kỳ đi mở nước. Mở nước từ người rừng đến đỉnh cao thiên đường cộng sản trong những cuộc đấu tố. Nên tác giả không dám viết lên một sự thật là người Việt Nam từ già đến trẻ, từ Bắc đến Nam, từ thành thị cho đến nông thôn, từ trong ra ngoài, ngay từ cái thời tác giả bỏ nhà lên rừng đã khẳng định một cách chắc chắn rằng: Chính cái tập đoàn và hệ thống cộng sản dưới tay của Hồ Quang theo lệnh của Nga Tàu đã tiêu diệt cuộc sống nhân bản của người Việt Nam, không phải chỉ ở trong thời chiến, mà còn cả sau khi hết chiến tranh nữa. Chính tập đoàn cộng sản này đã đẩy cả nước và đồng bào Việt Nam rơi vào cuộc sống thống khổ như ngày hôm nay. Tai họa này chẳng phải chỉ có phe Duẩn, Thọ, Hữu gây ra, như tác giả đã viết. Trái lại, tất cả đều là những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, chó giấy dưới trướng của Hồ, trong cái khung đèn do Tàu cộng thiết kế để gây họa cho đất nước và dân tộc Việt Nam.

Riêng chuyện xét lại, câu chuyện đã làm cho tác giả đau đớn khôn nguôi, theo tôi, nó không to lớn như tác giả tưởng tượng, và nó cũng chẳng cứu được thêm một vài người dân nào. Trái lại, có thể vì nó mà có thêm nhiều người bị chết oan. Bởi vì, không phải đến nay người ta mới nhìn thấy chuyện “xét lại” ra sao, là gì? Trái lại, ngay từ đầu, câu chuyện xét lại đã phơi ra giữa ban ngày như một thế cờ. Nó được xếp đặt và diễn tiến rất thuận buồm xuôi gió làm lợi cho tập đoàn cộng sản mở chiến tranh vào Nam.

Trước hết, ai cũng biết chuyện voi đầu đàn, voi dày mả tổ đã bị Tàu cộng xích cổ, cột chân rồi. Chủ nhân bảo nó quỳ, nó không dám đứng. Nay nếu tậu thêm được một dàn ngựa nữa để cho nó hết lòng hết sức, ganh nhau phục vụ cho mưu đồ của chủ nhân thì tại sao họ lại không làm? Ấy là chưa kể đến mối lợi dùng dàn ngựa mới cho đàn voi kia phải tuyệt đối giữ lòng trung thành với chủ. Một lợi, mười lợi, có trăm điều lợi ấy, tại sao Trung cộng không lợi dụng? Hỏi thế là đã trả lời cho toàn bộ việc Duẩn Thọ hết lòng theo Mao, phục vụ Mao và Minh, Chinh, Đồng, Giáp cũng đã hết dạ trung thành với Tàu như thế nào rồi. Nên khi chủ nhân Tàu dùng dàn ngựa mới cho công tác nô lệ thì lẽ dĩ nhiên, việc ra lệnh cho Hồ Chí Minh vờ im lặng, không bỏ phiếu, bảo Chinh cuốn cờ, cho Giáp vờ dọn đồ vào vali để tạo cảnh giả là nằm trong kế hoạch. Kết quả của kế hoạch này chính là cái vụ “xét lại” được tạo ra. Nó được tạo ra để giúp cho kế hoạch thêm hoàn hảo.

Bởi lẽ, cả Trung Cộng cũng như tập đoàn cộng sản đều biết rất rõ ràng rằng, nếu được quyền có ý kiến thì sẽ có đến 80% hoặc nhiều hơn, tính trên tổng số dân miền Bắc không muốn có chiến tranh với miền Nam. Họ không muốn có chiến tranh với miền Nam vì nhiều lý do: Chiến tranh lâu quá rồi, cô nhi quả phụ nhiều quá rồi, ai cũng sợ chết. Ai cũng muốn có bát cơm no, có giấc ngủ yên là hài lòng. Kế đến, rất nhiều người có thân nhân, người quen cuốn gói chạy vào Nam, nay mỡ chiến tranh là cầm súng Nga Tàu đi giết chính anh em, cha mẹ, bà con của mình hay sao? Đã thế, sau cuộc đấu tố làm rúng động và thảm xát lòng người tại miền Bắc, người còn sống đã nhìn ra bộ mặt hiếu chiến tham tàn của tập đoàn cộng sản. Có ai muốn tiếp tục làm tôi mọi cho chúng mở chiến tranh đâu? Có nhà văn nhà báo, anh công nhân, anh nông dân nào thích chiến tranh? Theo đó, Trần Đĩnh cũng chỉ là một trong số 80% trên. Nhưng, Việt cộng rất cần một số người như Đĩnh có tên trong nhóm xét lại để làm mồi cho chiến tranh bùng phát.

Lý do, Trung cộng thích chiến, nhưng cũng đã có kinh nghiệm khi đánh nhau với Mỹ ở Triều Tiên. Đánh Mỹ thì dứt khoát không thể thắng nó được, nhưng vẫn muốn đánh. Đánh nó để nổ, để cho người ngoài biết là Tàu cộng không sợ Mỹ! Tàu hơn Nga! Tuy nhiên, Tàu cộng không muốn đánh Mỹ ở trong nước Tàu, mà muốn kêu mấy dàn ngựa, vài thớt voi ở phía nam nhập cuộc để kéo chiến tranh ra khỏi nước. Bởi lẽ, đến thời điểm đó, nỗi lo canh cánh bên lòng của Trung cộng là Mỹ sẽ giúp Đài Loan tấn cho Trung cộng một trận. Hay trả cho Trung cộng mấy quả bom vì vụ Trung cộng đưa hàng triệu quân sang Triều Tiên tấn Mỹ. Nên Trung cộng, kẻ mang cuồng bệnh bành trướng có khi nào không hiếu chiến, có khi nào không muốn đẩy chiến tranh xuống miền Nam? Trước là tránh cảnh tàn phá trong nước, tự giải tỏa bớt áp lực của Mỹ từ vụ Triều Tiên và Đài Loan. Sau là thực hiện cuộc chiến tiêu hao người ở phương Nam để tiện cho việc đưa người sang chiếm lấy đất trống nhà hoang mà lại được tiếng là giúp đỡ người anh em cùng đảng giải phóng đất nước, đánh quân xâm lược! Kế hoạch ấy ai không biết, đọc qua vài sự kiện thời sự là người ta có thê đọc vanh vách được cái kế hoạch của Trung cộng. Khổ nỗi, tập đoàn voi giấy, ngựa giấy, chó giấy thì không! Đã thế, cứ hung hăng như con bọ xít, tưởng rằng tình hữu nghị hữu hảo, cá nhân thì được Tàu sủng ái, chống lưng, nên nhất định tranh nhau lao đầu vào cuộc chiến đánh miền Nam cho Trung cộng. Xưa thế, nay cũng vẫn vậy.

Két quả, lợi chưa thấy đã thấy từng đàn voi, từng dàn ngựa dàn hàng ra quyết chiến giết tự do. Một bên thì khua chiêng đánh trống thúc dục mọi giới phải lao đầu vào cuộc chiến đánh thuê mở rộng nước cho Trung cộng. Một bên thì ỡm ờ, vờ không thích chiến tranh, tạo ra một cảnh giả để cho một số người mắc bẫy! Nhân đó tạo ra một cái tên gọi là “xét lại” cho hợp thời. Nhà nước cộng sản liền theo kế hoạch, tóm lấy năm bảy “đồng chí” có công, có tên tuổi, làm cho những kẻ lừng khừng khác hoảng sợ. Không muốn chiến cũng phải khua chiêng đánh trống lao đầu vào chỗ chết. Dĩ nhiên, chuyện xét lại nổ ra chỉ có một mục đích để “rung cây nhát khỉ”, trấn áp những kẻ lừng khừng, làm cái đòn bẩy buộc mọi người phải tuyệt đối theo chỉ đạo của đảng lao vào cuộc chiến. Nó không nổ ra để triệt hạ đối phương như Stalin đã từng thanh toán đối thủ. Nếu nó có mục đích triệt hạ thì Trần Đĩnh, Hoàng Minh Chính… đã đi mò tôm lâu rồi, làm gì có Đèn Cù. Và làm gì có cảnh kẻ bị kết tội mà vẫn được lãnh đạo gọi đến chuyện trò, anh anh, em em!

Cục diện chính “xét lại” là thế. Duẩn, Thọ, Hữu, hay Chinh, Đồng, Giáp cũng chỉ là một dàn ngựa chạy cờ dưới trướng của HCM theo lệnh của Trung cộng, đi mở biên cương cho Tàu xuôi về phương nam mà thôi. Ngoài ra chẳng có một lý lẽ nào khác.

Bằng chứng ư? Đèn Cù ra đời 8/2014 Trần Đĩnh cũng không có một chữ, một ý tưởng dù nhỏ cho thấy là “xét lại” có ước mong Đèn bị cháy, Cộng sản bị tiêu diệt để cho dân nhờ. Trái lại chỉ là than thở, thất tình, tuyệt vọng, tiếc cho việc ”xét lại” không có cơ hội quay và bị triệt hạ. Kế đến, cuộc chơi cũng đã được xác minh là cần phải có do Nguyễn Trung Thành, người trực tiếp thụ ủy vụ án. Người đi bắt xét lại và rồi cũng là người xin xét lại vụ án, bảo Đĩnh: “Là người tra cứu hồ sơ của bất cứ ai lọt vào danh sách ứng cử ủy viên trung ương trước mỗi đại hội. Một thế lực khủng trong hậu đài. Thế mà đùng một cái Nguyễn Trung Thành gửi thư đề nghị Trung ương xóa vụ án “xét lại” Nguyễn Trung Thành hơi đắn đo, rồi nói: - Thì là oan… Là đặt ra, dựng lên... chứ sự thật không có gì cả” ( tr.524).

Ngoài cái trò chơi giả tưởng ấy, về mặt chính diện, "xét lại" tự bản chất chỉ là một hiện tượng hữu danh vô hại của những người không thích chiến tranh. Nó tuyệt đối không có tư duy ưu tư vì dân tộc. Nói toạc ra là nhóm xét lại ấy, dù có đôi lúc tác giả dùng ngôn từ rất to như “lật đổ, chống đảng” nhưng thực tế là họ chưa có, hoặc không bao giờ có tư tưởng kết luận chủ nghĩa Cộng sản là sai lầm. Và đảng CS là một thảm họa cho con người và cho đất nước. Tập thể này cần phải bị tiêu diệt, bị đào thải ra khỏi xã hội. Họ tuyệt đối không nhìn nhận chủ thuyết này đã tàn phá luân thường đạo lý của xã hội, làm băng hoại đời sống con người. Họ hoàn toàn không nhận ra rằng, bao lâu chế độ cộng sản còn tồn tại, bấy lâu dân tộc Việt Nam còn bị đối xử như loại nô lệ của thời bán khai. Ở đó sẽ còn là hận thù chồng chất trên hận thù, Ở đó còn gian trá chồng trên gian trá. Ở đó là sự tan nát những truyền thống tốt đẹp từ gia đình ra đến làng thôn, mang nghĩa đồng bào mà bao nghìn năm do cha ông gây dựng nên. Ở đó là cuộc dấu tố hành hạ niềm tin lành thành của người dân vào tôn giáo. Ở đó là có phá chùa đập miếu đốt nhà thờ.

Nói cách khác, cái “xét lại” của họ không có tư duy từ bỏ và tiêu diệt chủ thuyết cộng sản tại Việt Nam. Họ không thấy điều cần phải làm. Họ cũng không giống 80 % dân số kể trên, là những người đã không thích chiến tranh, lại còn muốn tiêu diệt tập đoàn cộng sản Hồ Chí Minh nữa. Họ chỉ chống nhau, chống kẻ đã đẩy họ ra khỏi cuộc “cơm no bò cỡi”, mất cuộc xe hơi nhà lầu, mất hưởng lộc mà thôi. Qủa thật, cộng sản nào thì cũng là cộng sản. Dù còn trong vòng, bị khai trừ hay bỏ chạy cũng vẫn cùng một tư duy. Sợ sự thật. Không bao giờ dám tự nhận là đã sai lầm đi theo cộng sản để gây ra tai họa cho đồng bào và cho đất nước của mình. Bằng chứng, Hoàng Minh Chính, người được coi là lãnh tụ của nhóm, trong chuyến đi gọi là chữa bệnh tại Hoa Kỳ, vẫn rặt một luận điệu Hồ là đích thực, là cứu nước. Nhưng nhóm này, nhóm khác đi sai đường lối, sai chủ trương của đảng. Xem ra tất cả là quanh co dối trá. Dối trá đúng như Gobachev đánh giá về họ:“Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”. Đèn Cù khó là ngoại lệ!


IV. Lý lịch Hồ Chí Minh và thân phận tác giả trong Đèn Cù


Bảo Giang



Bản điện tử của cuôn "Đèn Cù" đã được tác giả đồng ý cho phép mọi người sử dụng. Để những bạn đọc của bờM ®™ blog chưa có điều kiện tiếp cận tác phẩm này, từ hôm nay bờM ®™ sẽ bắt đầu đăng từng chương một. Bản này do Ngô Nhân Dụng, Đinh Quang Anh Thái, Võ Ngàn Sông hiệu đính và biên tập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét