Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Lê Trí Tuệ, giờ này em ở đâu?

Phạm Bá Hải
Chia sẻ bài viết này

ca1_0.jpg
Phạm Bá Hải (người đứng giữa) chụp ảnh lưu niệm với bạn bè đến chúc mừng nhân ngày mãn hạn quản chế
Sau khi gỡ bỏ được quản chế, tôi hơi tí bận bịu với vài công việc mới. Vẫn không thể không day dứt với một người em đã sát cánh bên tôi hơn tháng trời cho đến lúc 7:30 tối ngày 7/9/2006 người ta đã tách em ra khỏi phòng, trong trụ sở công an tỉnh Thái Bình. Tôi bị bắt, còn người em thì mãi 5 năm sau tôi mới hay rằng em đã mất tích! Lê Trí Tuệ - giờ này em ở đâu?
Ngày 15/7/2006 tôi được công ty điều về Việt Nam tiếp xúc với một số đối tác và thành lập văn phòng đại diện tại Sài Gòn. Khi xong việc, tôi tiếp xúc với nhóm 8406 trong đó có Lê Trí Tuệ.
Tuệ tỏ ra luôn là người năng nổ, xông xáo trong mọi việc, đặc biệt là cách đối phó với an ninh công an. Thời bấy giờ tôi khá chậm trong phản ứng và không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Tuệ đã hướng dẫn cho tôi. Ngày tôi bị ách lại tại sân bay khi qua Singapore tham dự cuộc họp của công ty, Tuệ đã có mặt tại sân bay cùng vài anh em đón tôi về. Kể từ ngày đó, Tuệ về ở nhà tôi.
Chúng tôi có rất nhiều hoạt động với nhau, bàn thảo và từng bước tiến hành. Đầu tháng 9/2006 nhóm chúng tôi lên đường ra Bắc. Ghé thăm nhà báo Du Lam Tân Vĩnh Phát để chứng kiến kinh tế gia đình anh bị lụn bại ra sao vì các bài viết của anh, rồi cùng nhau lên đường ra Huế, nơi Cha Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi đang chờ gặp. Hồi ấy không như bây giờ, công an an ninh theo rất trắng trợn, với những khuôn mặt hung hãn như sẵn sàng lao vào bẻ quặt tay đè cổ bạn. Cuộc nói chuyện của chúng tôi tại Nhà Chung Huế không được bao lâu, an ninh đã gõ cửa. Cha Lý phải mở để mấy lần trả lời với họ gì đó. Cha vào nói chúng tôi rằng an ninh không muốn chúng tôi ở đây và Cha nói nhanh thêm vài ý. Sau khoảng 25 phút, chúng tôi bước ra, về khách sạn.
An ninh Huế huy động trên 20 nhân viên theo sát và can thiệp rất gay gắt. Hai chúng tôi lên tàu ra Hà Nội nhưng đã phải nhảy tàu đột ngột tại Quảng Bình để cắt đuôi một nhân viên an ninh theo bám ngay trong toa tàu. Không lâu sau khi về đến nhà Tuệ ở Hải Phòng, an ninh đã có mặt ở trước nhà. Tuệ chở tôi rồ ga khiến đoàn xe an ninh bốn chiếc lập tức ùa theo và cuộc rượt đuổi trốn tìm 30 phút ở các phố hẽm Hải Phòng bắt đầu. Chúng tôi cắt được họ nhưng lại trả cái giá khác là chiếc xe bị va vào bậc thềm nhà…suýt bể lốc máy! An ninh trả đũa phát lệnh truy nã “hai kẻ cướp giật” trên đường phố, họ truy ra đến chủ xe gắn máy là…cha của Tuệ.
Tình hình trở nên nguy cấp khi đã có hai người trong Bạch Đằng Giang Foundation bị bắt. Họ truy tìm tôi. Tuệ có bàn với tôi vài giải pháp, nhưng tôi chọn đối mặt. Có lẽ chính vì điều này nên Tuệ trở nên lo lắng hơn, cẩn thận hơn, song rất quả quyết. Tôi chứng kiến Tuệ đã rất mạnh mẽ phản ứng với an ninh Thái Bình khi họ chụp mũ chúng tôi bán ma túy. Chúng tôi bị lôi kéo, xô mạnh vào chiếc xe 12 chỗ, nó phóng nhanh đưa về trụ sở CA tỉnh Thái Bình.
Tôi chấp nhận bước vào nhà tù như mọi người trên thế gian này chấp nhận hy sinh để có sự thay đổi tốt đẹp hơn. Tôi đã mong rằng Tuệ sẽ còn mạnh mẽ, còn nhanh nhẹn để đương đầu và đấu tranh. Bây giờ tôi lại mong rằng Tuệ vẫn còn nghe tôi nói: Giờ này em ở đâu?
Nghe đâu mới đây, một vị lãnh đạo người Việt của một đảng bên Hoa Kỳ đã thoát chết sau mấy nhát đâm ám sát bên Campuchia. Tôi không muốn nghĩ đến nhưng lại không thể không liên tưởng đến Lê Trí Tuệ.
Phạm Bá Hải.
image011.jpg

(ảnh, hàng đứng từ trái: Tuệ và tôi cùng các ACE khác trong Khối 8406)


Vụ án Bạch Đằng Giang

Ông Phạm Bá Hải, người sáng lập Bạch Đằng Giang Foundation khi đang theo học tại đại học Dheli ở Ấn Độ, vừa mãn hạn tù năm năm tại Việt Nam nhưng còn phải chịu hai năm quản chế.
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011-09-16

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Anh Pham Bá Hải đã mãn hạn tù (tháng 9, 2011)
Anh Pham Bá Hải đã mãn hạn tù (tháng 9, 2011)
Ảnh do anh Hải gởi
Thuật lại với Thanh Trúc về nguyên nhân và diễn tiến của vụ án Bạch Đằng Giang  mà ông cho là bất công và phi lý, đầu tiên ông  Phạm Bá Hải trình bày tôn chỉ của tổ chức do ông sáng lập sau nhiều năm bị cưỡng bách hồi hương từ trại tị nạn Thái Lan về Việt Nam:  

Được thành lập để hoạt động nhân đạo

Bạch Đằng Giang Foundation trên nền tảng là một quĩ, một hội từ thiện hoạt động nhân đạo , tôi thành lập lở Ấn Độ lúc đang học và làm việc ở bên đó.
Mục tiêu của hội là nói sự thật  về tình hình phát triển của đất nước, cổ võ và lan truyền các tư tưởng tự do dân chủ và nhân quyền.  Mục tiêu thứ hai mà cũng là cái bức xúc về một vấn đề thường thấy tại Việt Nam, tình trạng công nhân lương thấp và điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn về sức khỏe, nói chung đời sống rất khó khăn, cho nên tôi ủng hộ vấn đề lập công đoàn độc lập.
Mục tiêu thứ ba là Bạch  Đằng Giang Foundation cố gắng hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 mà nay còn sống. Và thứ tư là hỗ trợ, cung cấp học bỗng, công ăn việc làm và nghề cho những người trực tiếp từ các trại tị nạn bị cưỡng bách về nước.

Bạch Đằng Giang Foundation trên nền tảng là một quĩ, một hội từ thiện hoạt động nhân đạo , tôi thành lập lở Ấn Độ lúc đang học và làm việc ở bên đó.  
Ngoài ra thì tôi cũng vạch ra những trường hợp khác mà Bạch Đằng Giang Foundation hỗ trợ là các nạn nhân của một xã hội bất công, của một cơ chế thiếu sự hoàn thiện và đã tạo nên cái bất công đó. Đó là những nét đại cương của hội. mà tôi lập ra năm 2005, sau khi học xong thạc sĩ  bên Ấn Độ .  
Trong một chuyến về thăm nhà lần thứ hai năm 2006, vào khi chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ bên Ấn Độ,  ông Phạm Bá Hải  bị chân lại tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất khi trên đường trở về Ấn Độ: 
Chuyến về đó thì tôi mang đầu tư của tập đoàn chuyên sản xuất giày da mà tôi  đang làm bên đó, về để tuyển sơ khởi một số nhân sự và lập văn phòng đại diện đầu tư. Sau khi về Việt Nam hai tuần lễ, tôi trở lại Singapore thì bị chận trở lại và sau đó thì bị bắt. 

Anh Pham Bá Hải trước khi bị bắt năm 2006
Anh Pham Bá Hải trước khi bị bắt năm 2006
Khi đó công an không giải thích lý do trường hợp hoãn xuất cảnh của ông Phạm Bá Hải tại cửa khẩu Việt Nam, chỉ nói là mời ông đến Sở Xuất Nhập Cảnh thành phố Hồ Chí Minh ở đường Nguyễn Trải để làm việc:
Tôi đến đó thì họ nói vì lý do an ninh quốc gia, mấy ngày sau tôi liên tục bị thẩm vấn mà vẫn chưa giải quyết được. Họ vu khống tôi những chuyện không thể nào tưởng tượng nỗi, nói rằng tôi là quân khủng bố ở vùng Kashmir Bắc Ấn Độ mang về Việt Nam. 
Sau lần bị mời làm việc đó, ông Phạm Bá Hải cho biết ông cùng một số bạn hữu trong Bạch Đằng Giang Foundation, gồm nhà hoạt động dân chủ Lê Trí Tuệ, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, nhà văn Du Lam Tân Vĩnh Phát, thực hiện một chuyến đi từ Nam ra Bắc:
Đến Huế chúng tôi có ghé thăm cha Lý, đó là thời điểm Nguyễn Ngọc Quang bị bắt. Quang bị bắt thì tôi với Tuệ về Hải Phòng rồi chúng tôi tiếp tục ghé nhà thăm anh Trần Anh Kim ở Thái Bình và khi vừa ra khỏi nhà là tôi bị bắt luôn. 

Ở tại Huế thì họ chụp mũ tôi là hoạt động thổ phỉ, còn ở Hải Phòng thì họ bảo có đơn tố cáo tôi với Tuệ đi cướp xe và giật đồ. Tại Thái Bình, lúc họ bắt tôi là họ ép xe tôi vào lề đường và họ nói họ tình nghi tôi mua bán ma túy.  Tuy nhiên khi xét xử thì lại là tội tuyên truyền chống nhà nước.   
Ở tại Huế thì họ chụp mũ tôi là hoạt động thổ phỉ, còn ở Hải Phòng thì họ bảo có đơn tố cáo tôi với Tuệ đi cướp xe và giật đồ. Tại Thái Bình, lúc họ bắt tôi là họ ép xe tôi vào lề đường và họ nói họ tình nghi tôi mua bán ma túy.  Tuy nhiên khi xét xử thì lại là tội tuyên truyền chống nhà nước.  
Về chi tiết tại sao chỉ mình ông bị bắt khi đi cùng nhóm Bạch Đằng Giang Foundation  đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, ông Nguyễn Ngọc Quang, lúc ấy bị kêu án ba năm tù, nay trốn khỏi nước sau khi mãn hạn, kể lại:
Ngày 2 tháng  Chín 2006, tôi và anh Phạm Bá Hải, anh Lê Trí Tuệ, anh Du Lam Tân Vĩnh Phát, bốn chúng tôi cùng đến Huế để thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Sau khi ra khỏi nhà thì có rất nhiều mật vụ bao vây ở đó. Công an đông quá cho nên tôi mới nói rằng mấy anh đi kiếm một nơi an toàn tạm lánh rồi tiếp tục cuộc hành trình, còn tôi phải đánh lạc hướng bằng cách là ôm cái cặp này tôi chạy.
Tôi đã ôm cái cặp rồi kêu một chiếc xe thồ chạy rất nhanh, thu hút nhóm an ninh đuổi theo tôi. Khi chận tôi lại ở xã Hương Sơ là khoảng hai mươi mốt người, nhờ vậy anh Phạm Bá Hải và anh Tuệ ra được ngoài Bắc, còn anh Du Lam Tân Vĩnh Phát phải trở về Đà Nẵng vì còn con nhỏ, gia đình thì bị chính quyền ở Đà Nẵng phá tan hoang rồi.
Đến ngày mùng 7 tháng Chín 2006, khi từ trong nhà của anh Trần Anh Kim ở Thái Bình đi ra thì anh Tuệ với anh Hải bị bắt. Riêng với anh Tuệ vì không đủ chứng cớ nên sau một thời gian câu lưu ở trại giam B34 công an đã thả anh Tuệ ra và anh Tuệ trốn thoát qua Kampuchia. 
Không may là tại Kampuchia  ông Lê Trí Tuệ  đã bị bắt cóc,  đến giờ không ai biết rõ ông đang ở đâu: 
Khi tôi trốn thoát khỏi Việt Nam, có gặp một số anh em thì họ nói rằng mật vụ Nguyễn Công Cẩm đã bắt anh  Tuệ tại Kampuchia và đem nhốt hoặc thủ tiêu ở đâu thì chính họ cũng không biết được. 

Ông Phạm Bá Hải bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước

Trở lại với trường hợp ông Phạm Bá Hải,  khi bị bắt ở Thái Bình ông  được đưa về nhà giam B4 ở Hà Nội, sau đó  giải về thành phố Hồ Chí Minh.  Ngày 25 tháng Tư  2008,  bị tòa sơ thẩm thanh phố Hồ Chí Minh tuyên án năm năm tù giam và hai năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước, ông Phạm Bá Hải đã kháng án. 
Ngày 7 tháng Chín vừa qua, ông Phạm Bá Hải mãn hạn tù năm năm nhưng phải chịu tiếp hai năm quản chế theo án lệnh. 
Đến ngày 8 tháng Tám 2008, tòa phúc thẩm giữ y án lệnh năm năm tù giam và hai năm quản chế từ tòa sơ thẩm đối với ông Phạm Bá Hải.
Sau hai mươi lăm tháng bị giam ở trại B34 thành phố  Hồ Chí Minh, ông Phạm Bá Hải được chuyển tới trại tù  Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Và ở đó cho đến khi hết án.
Ngày 7 tháng Chín vừa qua, ông Phạm Bá Hải mãn hạn tù năm năm nhưng phải chịu tiếp hai năm quản chế theo án lệnh.  Cuối tuần trước, ngày 11 tháng Chín, ông cầm giấy tha lên trình diện công an địa phương,:
Công an xã nói rằng hiện giờ nội dung quản chế như thế nào thì phải chờ công an huyện.  Hiện tôi vẫn chờ họ gởi giấy mời qua công an huyện để làm việc về vấn đề đó. Cách đây ba ngày họ hướng dẫn tôi thủ tục đi làm giấy chứng minh nhân dân với sự hướng dẫn của công an xã. 

Ông kể tiếp là ông được căn dặn phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định của hai năm quản chế,  phải thường xuyên trình diện công an và không được đi bất cứ đâu nếu không có phép.
Ông kể tiếp là ông được căn dặn phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định của hai năm quản chế,  phải thường xuyên trình diện công an và không được đi bất cứ đâu nếu không có phép.
Như vậy trong bốn người thuộc Bạch Đằng  Giang Foundation, bị công an theo dõi và bắt giữ vì cho là hoạt động dân chủ và cấu kết với những người bất đồng chính kiến khác, ông Phạm Bá Hải lãnh án tù lâu nhất vì là người sáng lập tổ chức đó.
Theo nhận định của ông Nguyễn Ngọc Quang, với tôn chỉ đầu tiên của Bạch Đằng Giang Foundation là cỗ võ truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền, rồi thì ủng hộ việc thành lập công đoàn độc lập, nghĩa là những chuyện nhạy cảm đối với chính phủ, thì ông Phạm Bá Hải sẽ không có hy vọng được trở qua Ấn Độ để học tiếp bằng tiến sĩ sau khi mãn hạn hai năm quản chế ở trong nước. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét